Flag of Vietnam

Năng lượng sạch

Ngôn ngữ: English | Vietnamese

Speeches Shim

Một nhà máy điện mặt trời ở Bình Thuận được triển khai với hỗ trợ kỹ thuật từ USAID.
Một nhà máy điện mặt trời ở Bình Thuận được triển khai với hỗ trợ kỹ thuật từ USAID.
Nguyễn Thạc Phương/USAID

Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã thúc đẩy sự gia tăng đáng kể về nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 13% kể từ năm 2000 và được dự báo sẽ tiếp tục ở mức 8% đến năm 2030. Việt Nam sẽ cần 8-10 tỷ đô la mỗi năm để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong thập kỷ tới nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang ngày càng gia tăng và tình trạng thiếu hụt năng lượng đã được dự báo. Những lo ngại về giá thành cao, an ninh năng lượng, tác động đến môi trường và sức khỏe và các dịch vụ năng lượng chưa hoàn thiện đã khiến những quốc gia như Việt Nam phải hướng đến việc kết hợp đa dạng các nguồn năng lượng. Với tiềm năng đáng kể về nguồn năng lượng tái tạo và cơ chế giá FIT hấp dẫn dành cho điện mặt trời (là khoản tiền trả cho các nhà sở hữu điện mặt trời cho khối lượng điện họ tạo ra và bán vào lưới điện), Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Thông qua dự án Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II), USAID phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Việt Nam ở trung ương nhằm xây dựng và thực thi các chính sách và quy hoạch dài hạn về năng lượng giúp hỗ trợ việc mở rộng quy mô lĩnh vực năng lượng sạch và huy động nhiều vốn đầu tư cần thiết từ khu vực tư nhân. Nhằm hỗ trợ Việt Nam đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than, USAID đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân để thúc đẩy việc triển khai điện gió và điện mặt trời thông qua các cơ chế hướng vào khu vực tư nhân như Hợp đồng mua bán điện trực tiếp cho phép mua bán điện sạch trực tiếp giữa bên bán và bên mua. USAID cũng hỗ trợ Việt Nam đa dạng hoá nguồn điện và cải thiện quy hoạch lưới điện và công tác vận hành hệ thống điện để tối ưu hoá các nguồn điện tái tạo. Thông qua Dự án An ninh Năng lượng Đô thị, USAID đang hỗ trợ giải quyết nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng của Việt Nam thông qua phối hợp với chính quyền các thành phố nhằm xây dựng và thực hiện các quy hoạch năng lượng đô thị, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp năng lượng phân tán và tiên tiến như điện mặt trời áp mái, pin lưu trữ, điều chỉnh phụ tải điện và xe điện.

CÁC DỰ ÁN

  • Dự án Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam (V-LEEP II): hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng sạch, bảo đảm và theo định hướng thị trường thông qua huy động đầu tư cho việc triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến, tăng cường tính linh động của hệ thống điện và nâng cao năng lực cạnh tranh. [Thời gian thực hiện: 2020-2025; Ngân sách: 36,25 triệu đô la]

  • Dự án An ninh Năng lượng Đô thị: phối hợp với thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cải thiện môi trường tạo thuận lợi cho triển khai và đầu tư vào các giải pháp năng lượng phân tán, hỗ trợ việc áp dụng các giải pháp năng lượng sáng tạo và huy động đầu tư tư nhân cho các giải pháp năng lượng phân tán. [Thời gian thực hiện: 2019-2023; Ngân sách: 14 triệu đô la]

  • Dự án INVEST: tìm cách khai thác sức mạnh của vốn đầu tư tư nhân nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm thông qua cung cấp các khoản tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật và khả năng quy tụ các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức về các cơ hội đầu tư, giảm chi phí giao dịch và giảm thiểu rủi ro cho các khoản đầu tư tạo ra tác động tích cực đến xã hội, kinh tế và môi trường. Tại Việt Nam, dự án hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe bền vững, truyền tải điện, hiện đại hóa cảng, tài chính bao trùm và tài chính cho khí hậu. [Thời gian thực hiện: 2019-2023. Ngân sách: 8,7 triệu đô la.]

Xem danh sách dự án của chúng tôi

Ảnh/Videos

 

Last updated: September 12, 2022

Share This Page